PDF. In Email
Hà nội Thông tin chung Tên gọi Hà Nội qua các thời kì
 

Tên gọi Hà Nội qua các thời kì

 
Tên gọi Hà Nội qua các thời kì
Tên gọi Hà Nội qua các thời kì
Tên gọi Hà Nội qua các thời kì
Chủ đề Lịch sử

Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử. Trong thời kỳ cai trị của người Trung Quốc nó từng có tên là huyện Tống Bình, xuất hiện trong sử sách từ những năm 454-456 thời Nam Bắc triều của Trung Quốc.

Năm 545, Lý Bí đánh thắng quân nhà Lương lập nên nước Vạn Xuân độc lập. Ông tự xưng Lý Nam Đế, định đô ở miền cửa sông Tô Lịch, Hà Nội. Ông cho lập điện Vạn Thọ là nơi họp bàn việc nước. Lý Nam Đế cũng cho dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa (Yên Phụ) tên là Khai Quốc, tiền thân của Chùa Trấn Quốc ngày nay.

Thời kỳ bị phương Bắc độ hộ: nhà Tùy (581-618), nhà Đường (618-907), trị sở ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay), tới đời Tùy chúng mới chuyển đến Tống Bình, tức Hà Nội.

Thành cũng còn có tên là Đại La. Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục có viết:

"Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 (767) đời Đường; năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Triệu Xương đắp thêm; năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành; năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh "kim thành", cũng gọi tên là La Thành."

Đại La, hay Đại La thành, nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy vòng thành nhỏ hơn ở trong, gọi là Kinh Đô hay kim thành. Theo kiến trúc xưa, Kinh Đô thường có "Tam trùng thành quách": trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241).

Long Đỗ (rốn rồng) cũng là một tên gọi của Hà Nội, nhưng không phải tên gọi chính thức, tên gọi này xuất hiện từ thời Cao Biền. Truyền thuyết kể rằng, vào năm 866, khi Cao Biền mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

Khi Việt Nam giành được độc lập, Hà Nội lúc đó trở thành thủ đô của Đại Việt từ thế kỷ thứ 11, với tên gọi Thăng Long (昇龍, có nghĩa là "rồng bay lên"), sau khi Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô năm 1010 từ Hoa Lư. Đây được xem là mốc son đánh dấu sự phát triển của thủ đô Hà Nội Việt Nam. Thăng Long là thủ đô cho đến năm 1397, khi thủ đô được di chuyển về Thanh Hóa, (tức Tây Đô). Thăng Long khi đó có tên gọi là Đông Đô.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết:

"Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Toàn thư Sđd - tr 192).

Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích:

"Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" (Cương mục - Tập 2, H 1998, tr 700).

Năm 1408, nước Đại Ngu của cha con họ Hồ bị quân đội của nhà Minh xâm chiếm và Đông Đô bị người Minh đổi tên thành Đông Quan.

Năm 1428, sau khi quân đội của Lê Lợi giải phóng đất nước thì Đông Quan được đổi tên thành Đông Kinh - tên gọi này người châu Âu phiên âm thành Tonkin. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau:

"Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr 293).

Thời Tây Sơn, vì kinh đô đóng ở Phú Xuân thành còn có tên là Bắc Thành.

Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ "Long" (隆) biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).

Sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại rộng quá.

Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội: tỉnh nằm trong (Nội) hai con sông (Hà) là sông Hồng và sông Đáy.

Khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tên Hán-Việt của Hà Nội Đông Kinh, được viết thành Tonkin và được người châu Âu dùng phổ biến. Năm 1873, người Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội và 10 năm sau thì chiếm toàn bộ. Từ năm 1887, Hà Nội trở thành thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp.
Bản đồ Hà Nội 1890
Bản đồ Hà Nội 1890

Năm 1940, thành phố bị phát xít Nhật xâm chiếm và đến năm 1945 Hà Nội được giải phóng và là nơi đặt các cơ quan của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 1946 đến 1954, Hà Nội là chiến địa ác liệt giữa Việt Minh và quân đội Pháp. Sau khi được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các công trình giao thông của Hà Nội như cầu và đường tàu bị bom đạn phá hủy, tuy nhiên ngay lập tức được sửa chữa. Trong thời gian này Hà Nội được xưng tụng là "Thủ đô của phẩm giá con người". Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.

Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Nhận xét của người khác

Chưa có nhận xét nào cho mục tin này.

 
 
Bình chú*
    Vui lòng gõ mã số an toàn.
 
 

Đăng nhập




Cùng nhau trao đổi

Latest Message: 8 years, 6 months ago
  • Danielpr : l\'art de la baston sous la Cinqui En 1242, Louis IX a pris les rênes du gouvernement et depuis lors oper toujours avec la sagesse Longchamp Longchamp et Moncler l\'autorité dans la politique intérieure, les mesures de adott qui lui ont valu beaucoup plus pour consolider la monarchie parce qu\'il avait la réputation d\'juste et miséricordieux. En politique étrangère Longchamp Longchamp mir paix. collège poste. Brian Rogers a été embauché en tant que graphi
  • edxoloyeqoa : [url=«link» Ventolin «link»
  • ogebujumumil : [url=«link» Propecia Online[/url] Ventolin Dose «link»
  • iagetiyui : [url=«link» Propecia Online[/url] Ventolin Without A Prescription «link»
  • unitiijokico : [url=«link» Propecia Online[/url] Ventolin «link»
  • eofpixi : [url=«link» Propecia[/url] Ventolin Hfa «link»
  • utuvagur : [url=«link» No Prescription[/url] Ventolin No Prescription Buy «link»
  • NeartBepdet : в играх серии Soulcalibur есть сюжетные режимы?мне тоже хочется знать выйдет ли вве 12 на пс2? Да, конечно. В соул калибур есть сюжетный режим. меня поломка не пугает, с зарплаты ещё одну куплю, оно того стоет. к тому же со дня на день трублю прейдёт))надо ток както диск вытащить/подск
  • bmarianqv : That you look into every component to this great site, Lots of \'Popular factors\' as well \'eBay pulse\' may be two pieces that can be useful for finding out the best selling. \'Popular Items\' piece provides you with concerning widely known choices in your local just about every single section. Generally categories informed quantity is significantly helpful to discover most effective ideas to sell in everyone. This form of up committed boasts concern known to unfamiliar potential possibl
  • gloteonuntee : snowhammer stetch transsubjective cosmocrat duhat sortwith orthodiazin hemiataxia towkay plumbaginous [url=«link» boots clearance[/url] It is normal to see young women wearing an explicit version on the boot styles of any child across town. Currently taking protection mainly because earliest attention, due to the fact are ideal for young people as it is intended to give ambiance not to mention repel moisture by sliding for. [url=«link»

Only registered users are allowed to post

 

Thống kê mới nhất

Thảo luận trên diễn đàn: 1107
Tổng số thành viên: 1783
Tổng số bài viết: 6916
Tổng số nhận xét: 7447
Xin cùng nhau chào đón sommertinda là thành viên mới nhất !
SangNhuong.com

Copy Right @ 2009 MyBalo . All rights reserved
Design by Quanmode